Kết quả tìm kiếm cho "nặng trên 100kg"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 173
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận là những kết quả bước đầu mà Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại cho nông dân tỉnh An Giang nói chung, huyện miền núi Tri Tôn nói riêng. Với những kết quả đạt được, huyện Tri Tôn tiếp tục nhân rộng đề án, tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Ngày 24/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo cùng lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Môi Trường; Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện đến thăm mô hình tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là đề án 1 triệu héc-ta” tại xã Hiệp Xương.
Ven dòng Mekong, những người sống bằng nghề hạ bạc chài lưới vẫn còn lưu truyền cái nghề lặn ngụp sông sâu tìm tôm, cá mưu sinh. Nhiều gia đình, có nhiều anh em chuyên sống bằng nghề cơ cực này theo nhịp đập tháng ngày.
Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Qua đó, nhiều nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mùa Xuân, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Và ở những làng nghề, nghề truyền thống, không khí cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bao giờ hết.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Gia đình chị Huỳnh Kim Hai (sinh năm 1982, ngụ xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú) khởi nghiệp từ nghề làm cơm cháy nếp chà bông đến nay đã hơn 7 năm. Nguồn thu nhập mang về giúp gia đình chị có cuộc sống ổn định, nuôi các con ăn học và tích góp phát triển kinh tế gia đình.
Cùng với các tỉnh trong khu vực, An Giang đang làm cuộc “cách mạng” trong nông nghiệp bằng việc đăng ký tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng vùng ĐBSCL đến năm 2030” (viết tắt là đề án).
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt đang phát triển rất mạnh ở huyện Châu Phú nói chung, xã Khánh Hòa nói riêng. Mô hình mang đến tín hiệu khả quan, giúp đời sống nông dân từng bước được cải thiện.
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, huyện Tri Tôn đã ban hành kế hoạch, triển khai chương trình, nhiệm vụ ưu tiên được phê duyệt.